Kinh tế Mỹ giành lại ngôi vương từ BRIC
Mỹ trở lại vị trí đầu tàu dẫn dắt kinh tế thế giới sau 15 năm bị Trung Quốc và các thị trường khác truất ngôi.
Đây là đánh giá chung được các nhà kinh tế của JPMorgan Chase&Co, Deutsche Bank AG và BNP Paribas SA đồng thuận công bố trong các báo cáo vào tháng 1/2015.
Theo đó, nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay sẽ tăng trưởng khoảng 3,2% hoặc hơn trong năm nay. Mỹ được dự đoán sẽ có cuộc trở lại tốt nhất kể từ năm 2005 khi thực hiện cải cách thành công thị trường lao động dẫn đến người tiêu dùng gia tăng chi tiêu.
Lần đầu tiên kể từ năm 1999, Mỹ không bị tụt lại phía sau tăng trưởng toàn cầu, Quỹ International Monetary nhận định.
"Nước Mỹ một lần nữa trở thành động cơ cho guồng máy tăng trưởng toàn cầu", Allen Sinai - Giám đốc điều hành của Decision Economics tại New York cho biết, "Kinh tế Mỹ đang ở trong giai đoạn tốt nhất kể từ những năm 1990".
Kinh tế Mỹ giành lại ngôi vương từ BRIC (Ảnh: minh họa)
Dấu hiệu mới nhất cho thấy sự hồi phục của Mỹ là thông tin từ Bộ Lao động Mỹ cho biết vào ngày 9/1, rằng tiền lương trung bình đã tăng lên 252.000 USD trong tháng 12 và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 5,6%, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2008. Các nhà máy, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và kinh doanh đều không có dấu hiệu cắt giảm nhân sự trong thời gian tới.
Mặt khác, khoảng 3 triệu người Mỹ đã tìm được việc làm trong năm 2014. Đây là con số lớn nhất trong 15 năm qua. Đi cùng với tín hiệu lạc quan từ nhu cầu tuyển dụng của các công ty thì Mỹ có thể trụ vững được trước sự cạnh tranh từ các thị trường nước ngoài.
"Chúng tôi đang đợi để thấy hệ số lương tăng trưởng như là kết quả của xu hướng tăng trưởng chung và nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng", Thống đốc Ngân hàng Dự trữ liên bang Atlanta - Dennis Lockhart chia sẻ trong bài phỏng vấn với tờ BusinessWeek vào ngày 9/1.
"Quá trình phục hồi đang rất tích cực tại Mỹ", Glenn Hubbard - Hiệu trưởng trường kinh doanh Columbia tại New York - kiêm cựu chuyên gia kinh tế của Nhà Trắng chia sẻ tại hội nghị thường niên do Hiệp hội Kinh tế Mỹ tổ chức tại Boston vào ngày 3/1.
Các hộ gia đình tại Mỹ đang hưởng lợi từ việc gia tăng mạnh nhu cầu của thị trường lao động đồng thời giá dầu sụt giảm. Một galon dầu tại Mỹ trung bình đạt mức 2,13 USD vào ngày 11/1, mức rẻ nhất kể từ tháng 5/2009, số liệu tham khảo từ tập đoàn AAA.
Do đó, chi tiêu của các hộ gia đình tăng mạnh tại các thị trường xe hơi mới, đồ gia dụng, TV và quần áo. Chỉ số giá tiêu dùng đạt mức 0,6% vào tháng 11, tăng gấp đôi so với tháng 10. Số liệu do Bộ Thương mại tại Washington công bố. Doanh số đèn xe hơi đạt tổng cộng 16,5 triệu USD vào năm 2014, mức cao nhất từ năm 2006 đến nay.
"Kinh tế Mỹ đã nhặt được "một chiếc đuôi dài tuyệt đẹp" vào cuối năm 2014", Bill Fay - Phó chủ tịch tập đoàn Toyota tại Mỹ chia sẻ vào ngày 5/1. Mức tăng trưởng này sẽ biến năm 2015 trở thành năm tăng trưởng thứ 5 liên tiếp của nền công nghiệp ô tô.
Trên diện rộng, các chuyên gia cho rằng nước Mỹ đang tách dần ra khỏi phần còn lại của thế giới khi đạt được nhiều thành công trong việc xử lý hậu quả từ cuộc Đại Suy Thoái.
Đạt mức 11,5 ngàn tỷ USD vào năm 2013, tổng tiêu dùng của nước Mỹ cao hơn GDP của tất cả các quốc gia còn lại, bao gồm cả Trung Quốc, thông tin do Quỹ Tiền tệ IMF công bố.
Trong báo cáo công bố ngày 9/1, các chuyên gia kinh tế của Deutsche Bank dự đoán GDP của Mỹ có thể tăng 3,7% vào năm 2015, sau khi đã tăng 2,5% vào năm 2014. Mỹ sẽ đóng góp khoảng 18% vào mức tăng trưởng 3,6% của kinh tế thế giới trong năm 2015. Tổng đóng góp của các quốc gia công nghiệp khác chiếm 11%.
Giữa lúc Mỹ đang gia tăng sức mạnh, khối BRIC bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đều đang phải đối diện với khoảng thời gian khó khăn sau 15 năm thu hút đầu tư thế giới.
Nợ quốc gia của Brazil vừa giảm lần đầu tiên sau một thập kỷ. Nước Nga đang đối diện với khủng hoảng kinh tế như hậu quả của chiến dịch trừng phạt kinh tế của Mỹ và Liên minh Châu Âu cũng như việc giá dầu sụt giảm. Trong khi đó, Ấn Độ và Trung Quốc đều tăng trưởng chậm do tất bật tái cơ cấu nền kinh tế.
"Năm 2015 sẽ khép lại quãng thời gian điều khiển tăng trưởng toàn cầu của các nước mới nổi", Nancy Lazar - Đồng sáng lập và đối tác của hãng Cornerstone Macro LP tại New York, chia sẻ trong bài báo cáo gửi khách hàng vào ngày 8/1.
Jim O’Neill, nhà sáng lập tập đoàn Goldman Sachs Group và cũng là người đã đặt ra thuật ngữ BRIC cho biết: "Đây là một giai đoạn khó khăn cho khối BRIC có thể tái lập mức tăng trưởng đáng kinh ngạc" đã tạo được vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.
Theo: Doanh Nhân Sài Gòn