U.S. Investment
CÔNG TY ĐẦU TƯ MỸ - USI
Công ty TNHH Đầu Tư Mỹ
Hotline: 0909 39 69 99

Tin tức

Tin tức

Thượng Viện Ðề Nghị Dự Luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện

Mặc dù chúng ta sẽ chưa thể thấy ngay nội dung cuối cùng của dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện, nhưng những chi tiết vừa được loan báo trong tháng 4 này liên quan phần lớn đến các loại diện bảo lãnh gia đình.
 
DIỆN BẢO LÃNH THÂN NHÂN TRỰC HỆ: Không có sự thay đổi diện bảo lãnh người hôn phối và con độc thân dưới 21 tuổi của công dân Mỹ, nhưng dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện sẽ cho phép một công dân Mỹ được quyền bảo lãnh con riêng của người hôn phối nếu hôn thú của họ được thành lập trước khi người con 21 tuổi. Hiện nay, giấy hôn thú phải thành lập trước khi người con 18 tuổi.
 
Ðôi lúc, một số qúy vị liên lạc văn phòng Robert Mullins hỏi rằng họ có thể bảo lãnh cha-mẹ và cùng lúc bao gồm luôn cả những anh chị em dưới 21 tuổi sẽ có thể được di dân cùng cha mẹ hay không. Theo dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện mới, điều này có thể xảy ra. Những anh chị em độc thân, dưới 21 tuổi, có thể được tính thêm vào đơn bảo lãnh của cha - mẹ và sẽ không cần thiết phải nộp riêng mẫu đơn bảo lãnh anh chị em nữa.
 
Một trong những thay đổi hữu ích nhất trong dự luật đề nghị Cải Tổ Di Trú Toàn Diện là sự di chuyển diện bảo lãnh F2A (tức cha-mẹ Thường trú nhân bảo lãnh con độc thân, dưới 21 tuổi) sang diện bảo lãnh Thân Nhân Trực Hệ. Ðiều này có nghĩa là người hôn phối và con nhỏ của các Thường trú nhân sẽ không phải chờ đợi lâu nữa và không ảnh hưởng việc phân phối số chiếu khán, vì thế đơn bảo lãnh có thể được duyệt xét nhanh như diện bảo lãnh người hôn phối và con dưới vị thành niên của các công dân Mỹ.
 
DIỆN BẢO LÃNH THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN, với số lượng chiếu khán giới hạn và chờ đợi lâu dài: Diện bảo lãnh F1 dành cho con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ sẽ không thay đổi.
 
Diện bảo lãnh F2B dành cho con độc thân và trên 21 tuổi của Thường trú nhân sẽ được gọi là diện "F2". Ðối với những người con quá lớn tuổi để được áp dụng Chương trình Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức chương trình CSPA), và đã phải ở lại Việt Nam, sẽ tự động được sử dụng ngày ưu tiên của hồ sơ bảo lãnh cha-mẹ trước đây trong đơn bảo lãnh mới được cha-mẹ nộp ngay sau khi đến Hoa Kỳ.
 
Diện bảo lãnh F3 dành cho con cái đã lập gia đình của công dân Mỹ sẽ được gọi là diện "F1B". Diện bảo lãnh này sẽ vẫn tiếp tục sau khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật chính thức nhưng đơn bảo lãnh phải được nộp trước người con đã lập gia đình lên 31 tuổi. Hiện nay, diện này không giới hạn tuổi, vì thế, những đơn bảo lãnh diện F3 được nộp cho Sở di trú trước khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện mới có hiệu lực sẽ vẫn được duyệt xét bình thường. 
 
Diện bảo lãnh F4 dành cho anh chị em của công dân Mỹ sẽ chấm dứt nếu dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện trở thành luật chính thức. Những đơn bảo lãnh được nộp trước khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện thành luật sẽ vẫn được duyệt xét, và thời gian chờ đợi sẽ ngắn hơn trong tương lai. Như chúng tôi đã nói ở trên, những người con độc thân và dưới 21 tuổi sẽ có thể cùng theo cha-mẹ đến Hoa Kỳ.
 
Chúng tôi vẫn cần nhấn mạnh rằng những sự thay đổi được trình bày ở trên vẫn còn nằm trong một dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện đang được đề nghị mà thôi. Vẫn chưa trở thành luật mới. Cũng sẽ phải mất nhiều tháng trước khi chúng ta có thể được xem nội dung sau cùng của bản dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện được chuyển đến Tổng thống Obama để ký thành luật.
theo: rmiodp.com

Bạn cần biết thêm chi tiết? Vui lòng ĐẶT CÂU HỎI, hoặc liên lạc trực tiếp với chúng tôi qua hotline +84 (0) 909 39 69 99 để được tư vấn.