3. Giữ lại ngày ưu tiên.
Bộ Nội An Hoa Kỳ đề nghị cho phép người nộp đơn di dân EB-5 được dùng ngày ưu tiên của một đơn di dân EB-5 khác đã được chấp thuận trước đó nếu người nộp đơn đó đủ điều kiện.
Lùi ngày cứu xét đơn eb-5 của Việt Nam trở thành hiện thực
Việc lùi ngày cứu xét những đơn đầu tư từ Việt Nam đang xảy ra theo Lịch Thông Báo Chiếu Khán Tháng Năm 2018, và hiện nay chỉ có những đương đơn Việt Nam xin
chiếu khán EB-5 nộp đơn trước ngày 22/07/2014 mới hợp lệ để nhận chiếu khán
đầu tư EB-5. Sau đây là năm điều liên quan đến diễn biến mới đây.
1. Cập nhật thông báo Chiếu Khán. Thông báo Lịch Chiếu khán Tháng Năm 2018 cho thấy:
“Việc các đương đơn tiếp tục tăng nhanh sẽ ảnh hưởng đến lọai chiếu khán xin việc làm theo ưu tiên thứ năm (diện EB-5) từ Việt Nam đã đạt đến con số chiếu khán dành cho mỗi quốc gia là 700 chiếu khán trong suốt tháng Tư. Chính vì thế, điều cần thiết phải làm là dùng ngày tác động sau cùng cho diện này trong tháng Năm để kiểm soát số chiếu khán còn lại trong tài khóa này. Ðiều trông chờ là diện chiếu khán làm việc theo ưu tiên thứ năm từ Việt Nam sẽ vẫn còn là đối tượng cho việc sử dụng ngày tác động sau cùng trong một thời gian nào đó”.
Thống kê cho thấy những đơn xin chiếu khán việc làm theo ưu tiên thứ năm (EB-5) của Trung quốc và Việt Nam tại Trung Tâm Vùng Thứ Năm (L5 và R5) và những nơi Không Là Trung Tâm Vùng Thứ Năm (C5 và T5) đều có chung một ngày đáo hạn là 01/08/2014 và sẽ không thay đổi cho đến tháng 09/2018. Ðến tháng 09/2018, ngày đáo hạn có thể tăng đến ngày 08/08/2014, và trong tháng 10/2018, Trung quốc sẽ được tăng vài ngày là 15/08/2014.
2. Việc phân phối Chiếu Khán Mới trong Tháng 10/2018: Kể từ ngày 01/08/2018, bắt đầu Tài Khóa 2019, việc phân phối chiếu khán
đầu tư EB-5 mới sẽ được phân chia. Câu hỏi quan trọng là Ngày Tác Ðộng Sau Cùng sẽ là ngày nào? Ðối với Việt Nam, sẽ không có đơn đầu tư nào đáo hạn trong Tài Khóa 2019. Trong tháng 10 năm nay, ngày đáo hạn cho Việt Nam sẽ là ngày 01/01/2016. Nhưng đến tháng 05/2019, Việt Nam sẽ có cùng ngày đáo hạn với Trung quốc.
3. Việc nộp đơn đầu tư của những nước còn lại trên thế giới ảnh hưởng thời gian chờ đợi của Việt Nam ra sao? Khi hai quốc gia có cùng Ngày Tác Ðộng Sau Cùng trong cùng một loại chiếu khán, luật Hoa Kỳ đòi hỏi bất cứ số chiếu khán nào không dùng đến được phân phối theo thứ tự của ngày ưu tiên, bất kể là quốc gia nào. Vì số người
đầu tư diện EB-5 ở Trung quốc nhiều hơn cả những người nộp đơn đầu tư I-526 từ Việt Nam, nếu càng có thêm đơn đầu tư từ những nước khác thì sẽ làm giảm số chiếu khán dành cho người đầu tư Trung quốc, và dĩ nhiên cũng làm cho thời gian chờ đợi của người đầu tư ở Việt Nam dài hơn. Tuy nhiên, số chiếu khán không dùng đến có thể cho các nhà đầu tư Trung quốc vì họ có ngày ưu tiên sớm hơn những nước khác.
4. Có nên nộp Ðơn Ðầu Tư I-526 không? Với những điều lệ mới của
Sở di trú sẽ được ban hành sớm, những đương đơn từ Việt Nam được khuyến khích mạnh mẽ là nên nộp đơn bây giờ để giữ an toàn thời gian chờ đợi. Ngược lại, họ sẽ trả số tiền đầu tư tối thiểu lên hơn 1.000.000 USD và kể cả phải chờ đợi ngày đáo hạn lâu hơn.
5. Nước nào kế tiếp? Câu hỏi lớn tiếp theo là nước nào sẽ đứng kế tiếp, có phải là Ấn Ðộ, Hàn Quốc và Brasil? Tất cả đều là các ứng viên có tầm cỡ để lập một Ngày Tác Ðộng Sau Cùng sau khi số lượng 700 chiếu khán đã được dùng mỗi năm (khoảng 250 gia đình).
Trong tháng 09/2019, ngày đáo hạn của Trung quốc, Việt Nam, Ấn Ðộ, Ba Tây, Nam Hàn và Ðài Loan sẽ là ngày 15/11/2014.
Số đương đơn chính (không kể các thành viên gia đình đi theo) ở các nước sau đây theo tỷ lệ như sau:
-
Việt Nam: 36%
-
Hàn Quốc: 35.6%
-
Trung quốc: 34.9%
-
Ðài Loan: 34.4%
-
Brasil: 30.4%
-
Ấn Ðộ: 27.6%
Lê Minh Hải - Báo Trẻ Online