U.S. Investment
CÔNG TY ĐẦU TƯ MỸ - USI
Công ty TNHH Đầu Tư Mỹ
Hotline: 0909 39 69 99

Tin tức

Tin tức

Cải tổ di trú: “Chương trình California”

Chính phủ liên bang Hoa Kỳ tiếp tục trục xuất di dân bất hợp pháp, nhưng tiểu bang California lại đi ngược chiều, khuyến khích hòa nhập hơn là trục xuất. Đây là tin vui cho 2 triệu 500 ngàn ngoại kiều bất hợp pháp đang sinh sống tại tiểu bang California, nhưng điều này không giúp ích những di dân tương lai đang chờ đợi nhập cảnh Hoa Kỳ hợp pháp.

 
Trên căn bản, các nhà làm luật thuộc đảng Dân Chủ của tiểu bang California đang cố gắng lấy càng nhiều phiếu càng tốt bằng cách mang lại cho ngoại kiều bất hợp pháp nhiều lợi ích nếu có thể được.
 
Mới đây, Tổng thống Obama lặp lại rằng ObamaCare không thể cấp cho những người đang sống ở Mỹ bất hợp pháp. Ngoại kiều bất hợp pháp không hợp lệ để nhận trợ cấp của liên bang, bao gồm bảo hiểm y tế Medicare và bảo hiểm Trợ Giúp Y tế (Medicaid) không khẩn cấp. Khi bảo hiểm y tế ObamaCare không thể cấp cho kiều dân bất hợp pháp thì tiểu bang California đang dùng chương trình riêng để giúp họ. Vào giữa Tháng Sáu vừa qua, tiểu bang đã nới rộng thêm những nhu cầu chăm sóc y tế cho tất cả những trẻ em không có giấy tờ hợp lệ và thêm tiền trợ giúp việc nhập tịch hóa. Đúng là tin tốt cho ngoại kiều bất hợp pháp, nhưng không phải là tin vui cho người đóng thuế ở California.

Chính phủ liên bang Hoa Kỳ tiếp tục trục xuất di dân bất hợp pháp, nhưng tiểu bang California lại đi ngược chiều, khuyến khích hòa nhập hơn là trục xuất. Đây là tin vui cho 2 triệu 500 ngàn ngoại kiều bất hợp pháp đang sinh sống tại tiểu bang California, nhưng điều này không giúp ích những di dân tương lai đang chờ đợi nhập cảnh Hoa Kỳ hợp pháp.
 
Chương Trình California là một sự đổi mới, không còn sự phân biệt giữa công dân, người di dân hợp pháp và di dân bất hợp lệ. Nói cách khác, chương trình này mang lại sự đối xử công bằng đến mọi người sinh sống ở tiểu bang California.
 
Tại California, việc đòi hỏi đủ điều kiện để xin tài trợ học phí của tiểu bang không dựa vào trình trạng di trú. Nó chỉ dựa vào số năm học mà bất kỳ ai muốn theo học từ lớp mẫu giáo đến lớp 12 tại California. Tương tự, tiểu bang đòi hỏi những văn phòng cấp bằng hành nghề chuyên nghiệp chỉ xét trên đơn và không cần xét đến diện di trú của họ. Mọi cư dân đều có thể có bằng lái xe.
 
Tại tiểu bang Arizona, di dân bất hợp pháp tốt nghiệp trung học không thể xin tài trợ học phí với ngân sách của tiểu bang, tài trợ liên bang và những lợi ích y tế khác, mặc dù người này được thụ hưởng chương trình DACA của Tổng thống Obama (tức chương trình Tạm Hoãn Thi Hành (Lệnh Trục Xuất) Những Người (Đến Mỹ) Từ thơ Ấu). Tại California, một học sinh trung học không có giấy tờ hợp pháp có thể xin những lợi ích về y tế và giáo dục và dư sức tìm những việc làm như kế toán viên, kiến trúc sư  có sự chấp thuận của tiểu bang, hoặc kỹ sư hay luật sư. Họ đều có thể được hưởng quyền lợi này dù không phải là những người được hưởng quyền lợi từ chương trình DACA.
 
Những người ủng hộ luật hòa nhập nói trên của California đã nhận định rằng Chương Trình California là con đường được nhiều sự đóng góp của di dân cho nền kinh tế địa phương. Thực tế cho thấy vấn đề di trú đã luôn luôn dính liền với chính trị và sự cảm tính, và các nhà làm luật thuộc đảng Dân Chủ tại California biết rất rõ là sẽ có sự ủng hộ khi thông qua những luật lệ giúp di dân bất hợp pháp.
 
Tuy nhiên, để đáp lại sự giúp đỡ của cư dân đóng thuế Hoa Kỳ trong tám năm qua, một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học UC San Diego đã làm một cử chỉ làm nhiều người không đồng ý, bằng cách vẫy cờ Mễ Tây Cơ khi bước lên sân khấu để nhận bằng tốt nghiệp. Cô không chọn cầm cờ Hoa Kỳ, đất nước đã cho cô cơ hội hoàn tất chương trình giáo dục đại học mà không tốn tiền khi cô xin được học bổng. Những học bổng này - lẽ ra - nên dành cho những cư dân hợp lệ của California. Một nhà bình luận Việt Nam góp ý rằng cô ta nên tự hào cầm lá cờ của một nước đã cho cô cơ hội tốt này.
 

Lê Minh Hải - Báo Trẻ Online

Bạn cần biết thêm chi tiết? Vui lòng ĐẶT CÂU HỎI, hoặc liên lạc trực tiếp với chúng tôi qua hotline +84 (0) 909 39 69 99 để được tư vấn.