U.S. Investment
CÔNG TY ĐẦU TƯ MỸ - USI
Công ty TNHH Đầu Tư Mỹ
Hotline: 0909 39 69 99

Tin tức

Tin tức

Làm gì khi phải nộp đơn I-601?

Chúng tôi có nghe câu chuyện của một đôi vợ chồng không còn cách nào thuyết phục Sở di trú về sự vô cùng khó khăn và đã từ bỏ hy vọng hồ sơ của họ được chấp thuận. Sau cùng, họ quyết định về sinh sống tại Việt Nam. Nhưng đây không bao giờ nên được xem là giải pháp tốt nhất. Điều thích hợp nhất là nên ở lại Hoa Kỳ và theo đuổi tiến trình kháng cáo với Sở di trú. Không bao giờ nên góp ý việc nên trở về nước và giải quyết vấn đề ở Việt Nam.

Tại Hoa Kỳ, một số người không hợp lệ để nộp đơn xin Thẻ Xanh vì họ không còn giữ diện nhập cảnh hợp lệ, hoặc họ đã làm điều gì đó bất hợp pháp, và Sở di trú yêu cầu họ phải nộp đơn I-601. Tại Việt Nam, một số người bị từ chối cấp chiếu khán (visa) trong cuộc phỏng vấn vì họ đã làm điều gì đó sai trái và Lãnh sự nói rằng họ nên nộp đơn I-601, tức đơn Yêu Cầu Miễn (Áp Dụng Sự Vi Phạm).
 
Làm gì khi phải nộp đơn I-601?
Làm gì khi phải nộp đơn I-601? (Ảnh: minh họa)
 
Trong cả hai trường hợp, đơn I-601 phải chứng minh rằng sẽ gặp những tình huống vô cùng khó khăn mang lại cho người bảo lãnh nếu đương đơn (tức người được bảo lãnh) không được cấp chiếu khán nhập cảnh hoặc không được phép xin Thẻ Xanh tại Hoa Kỳ. Người xin chiếu khán phải thể hiện cụ thể rằng sự chia cách với người thân tại Hoa Kỳ sẽ mang lại tình trạng khó khăn vô cùng cho người bảo lãnh. Hoặc, đương đơn phải cho thấy sẽ là sự khó khăn vô cùng nếu người bảo lãnh phải di chuyển về Việt Nam sống với người hôn phối hoặc con của mình. 
 
"Sự vô cùng khó khăn" không thể định nghĩa chính xác. Sở di trú chỉ nói rằng họ đòi hỏi bằng chứng về sự khó khăn phải lớn sự khó khăn bình thường. Chứng minh sự vô cùng khó khăn không dễ dàng và điều này bao gồm hai yếu tố: Điều quan trọng là phải chứng minh tại sao người bảo lãnh không thể di chuyển về Việt Nam, và tại sao sẽ gặp tình trạng vô cùng khó khăn nếu vẫn ở Hoa Kỳ nhưng không có người hôn phối bên cạnh. 
 
Nếu chỉ nói rằng người được bảo lãnh và người bảo lãnh sẽ nhớ nhau vô cùng thì không bao giờ đủ, ngoại trừ có những bằng chứng về tâm lý cho thấy sự chia cách sẽ gây nguy hại cho người bảo lãnh. Nếu đương đơn khai báo rằng người bảo lãnh sẽ bị trầm cảm và lo âu vì sự chia cách này thì đơn I-601 phải được kèm theo những bằng chứng y khoa xác nhận tình trạng này. Không có những bằng chứng hỗ trợ từ bác sĩ thì việc khai báo này sẽ không được chấp thuận. Nói tóm lại, phải cần rất nhiều giấy tờ để thuyết phục Sở di trú về tình trạng "vô cùng khó khăn". 
 

Tình trạng vô cùng khó khăn có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức trong đời sống của người bảo lãnh, chẳng hạn như: 

 
Người bảo lãnh đang có hoặc sắp có những yêu cầu điều trị chuyên khoa do sự đòi hỏi của bác sĩ hoặc vì điều kiện tinh thần và việc điều trị có chất lượng tốt không có ở Việt Nam. Hoặc, người bảo lãnh đang phải chăm sóc một người thân già cả, đau bệnh triền miên hoặc bị tàn phế nên rất cần sự săn sóc thường xuyên và tình trạng của họ rất tệ đến nỗi người bảo lãnh PHẢI sống với thân nhân này. Điều này sẽ làm cho người bảo lãnh không thể di chuyển ra hải ngoại và đưa đến việc rất cần người được bảo lãnh ở Hoa Kỳ để giúp đỡ việc săn sóc người thân này và cưu mang những trách nhiệm khác.
 
Có những nguyên nhân khác cũng có thể mang lại cho người bảo lãnh tình trạng vô cùng khó khăn nếu họ phải về Việt Nam sinh sống với người được bảo lãnh. Điều cần phải cho thấy là người bảo lãnh khó thể xin phép làm việc ở Việt Nam. Vì thế, người bảo lãnh không thể nào giúp cho chính mình hoặc người phối ngẫu và người bảo lãnh cũng không thể cho con cái theo học trường quốc tế ở Việt Nam. Và người bảo lãnh cũng không thể gửi tiền sang Hoa Kỳ để trang trải những phí tổn chăm sóc người thân già yếu đang ở Hoa Kỳ. 
 
Những nguyên nhân khác có thể mang lại sự vô cùng khó khăn cho người bảo lãnh: Công việc của người bảo lãnh không thể làm ở Việt Nam, hoặc không thể kiếm đủ tiền ở Việt Nam để có thể giúp đỡ những thân nhân đang cần hỗ trợ ở Hoa Kỳ, hoặc cho con vào đại học tại Hoa Kỳ, hoặc không thể trả nợ nhà hàng tháng ở Hoa Kỳ. 
 
Hoặc, người bảo lãnh và các con không nói tiếng Việt, không quen thuộc văn hóa, chưa từng có cơ hội hòa nhập vào dòng văn hóa trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ
 
Hoặc, tình trạng y tế ở Việt Nam quá tồi tệ. Việc chăm sóc y tế đáng tin cậy chỉ có ở những y viện tư nhân rất tốn kém. Tiêu chuẩn giáo dục ở Việt Nam quá thấp và học phí của các trường quốc tế lại quá cao. 
 
Tất cả những lý do và khai báo phải được hỗ trợ với bằng chứng cho thấy người bảo lãnh không thể tìm việc làm ở Việt Nam, cho thấy học phí cho con cái quá cao, cho thấy ngưòi thân của người bảo lãnh ở Hoa Kỳ không thể sống còn nếu không có sự hỗ trợ về tinh thần và vật chất của người bảo lãnh. 

Theo: Báo Calitoday

Bạn cần biết thêm chi tiết? Vui lòng ĐẶT CÂU HỎI, hoặc liên lạc trực tiếp với chúng tôi qua hotline +84 (0) 909 39 69 99 để được tư vấn.