Theo IHS Global, các khoản
đầu tư vào hạ tầng ngành năng lượng như hệ thống vận chuyển và kho lưu trữ sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thập niên 2014 - 2025, và tăng ổn định hơn trong những năm tiếp theo. Các chuyên gia ước tính trong năm nay, khoảng 85 - 90 tỷ USD trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp sẽ được giải ngân cho các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng khai thác, sản xuất dầu và khí đốt.
Trong giai đoạn 2014 - 2019, vốn đầu tư trung bình hàng năm vào ngành công nghiệp dầu mỏ ước tính khoảng hơn 80 tỷ USD và tới năm 2025 sẽ giảm xuống còn 60 tỷ USD. Bất chấp suy thoái kinh tế trong những năm vừa qua, vốn đầu tư vào ngành này tại Mỹ năm ngoái đã tăng 60% lên tới 89,6 tỷ USD.
Các chuyên gia của IHS Global và Viện Dầu mỏ Mỹ nhận định trong thập niên tới, việc các
nhà đầu tư ồ ạt rót vốn vào lĩnh vực năng lượng sẽ giúp tạo ra khoảng 900.000 việc làm mới, đóng góp 94 tỷ USD cho nền
kinh tế Mỹ, đồng thời tạo ra nguồn thu lên tới 59 tỷ USD cho thị trường lao động. Với viễn cảnh này, Chính phủ Mỹ có thể thu về hơn 21 tỷ USD mỗi năm.
Nghiên cứu trên được công bố trong khuôn khổ chiến dịch "America's Energy - America's Choice" (Năng lượng của nước Mỹ - Sự lựa chọn của nước Mỹ) của Viện Dầu mỏ Mỹ nhằm khuyến khích các chính sách thúc đẩy ngành công nghiệp dầu mỏ của chính phủ.
Hiện Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đang cân nhắc cấp phép cho dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu Keystone XL trị giá hàng tỷ USD chạy từ Canađa tới bang Texas của Mỹ.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, Mỹ đã nổi lên là nước sản xuất dầu thô và khí tự nhiên lớn nhất thế giới, chủ yếu nhờ vào các công nghệ khai thác độc đáo như khoan ngang...
baotintuc