Người Được Bảo Lãnh Đang ở Mỹ Làm Gì Với Đơn Xin Chiếu Khán Di Dân Khi Người Bảo Lãnh Qua Đời?
Sở Di Trú Hoa Kỳ vừa phổ biến một thông báo cập nhật những diễn biến sẽ xảy ra khi người bảo lãnh qua đời trước khi người được bảo lãnh có thể nộp
đơn xin chiếu khán (visa) di dân. Sự cập nhật này liên quan đến điều luật 204(l). Điều luật này áp dụng cho những người được bảo lãnh đang sống ở Hoa Kỳ như khách du lịch hoặc
sinh viên du học khi người bảo lãnh qua đời.
Nếu đơn bảo lãnh đang chờ đợi duyệt xét khi người bảo lãnh qua đời, qúy vị sẽ không cần nộp thêm đơn bảo lãnh mới. Người được bảo lãnh chỉ cần thông báo cho
Sở di trú biết về sự qua đời của người bảo lãnh và chứng minh rằng mình đang ở Hoa Kỳ vào thời điểm người bảo lãnh qua đời và vẫn đang tiếp tục ở Hoa Kỳ.
Người Được Bảo Lãnh Đang ở Mỹ Làm Gì Với Đơn Xin Chiếu Khán Di Dân
Khi Người Bảo Lãnh Qua Đời? (Ảnh: minh họa)
Nếu người
bảo lãnh qua đời sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, người được bảo lãnh cần nộp đơn xin phục hồi đơn bảo lãnh đã được chấp thuận.
Hiện chưa có mẫu đơn tiêu chuẩn để xin hưởng quyền lợi của điều luật 204 (l). Người được bảo lãnh chỉ cần nộp một bản sao giấy khai tử của người bảo lãnh và những chứng minh được yêu cầu, kèm theo một lá thư trình bày. Lý do duy nhất để Sở di trú từ chối đơn xin điều luật 204 (l) là nếu
Sở Di Trú nghĩ rằng điều này sẽ không mang lại lợi ích cho cộng đồng nếu được chấp thuận.
Trong quá khứ, chỉ có người góa bụa của công dân Mỹ mới có thể tiếp tục xin
Thẻ Xanh sau khi người hôn phối bảo lãnh qua đời. Điều luật 204 (l) thêm vào những
quyền lợi di trú của người còn sống vào trong những hạng mục thân nhân khác, bao gồm những người được bảo lãnh được đi theo trong những diện bảo lãnh gia đình theo thứ tự ưu tiên, chẳng hạn như diện bảo lãnh F3 hoặc F4.
Điều luật này nhằm ưu tiên cho những đương đơn xin chiếu khán hiện đang ở Hoa Kỳ. Điều chưa rõ là điều luật này có dễ dàng cho những người hiện đang sống ở Việt Nam hay không. Hiện chưa có người nào ở Việt Nam nộp đơn xin chiếu khán theo điều luật mới này. Tuy nhiên, đối với những đương đơn còn ở Việt Nam, điều luật mới này thay thế những đòi hỏi của Đạo Luật Bảo Lãnh Gia Đình và tạo thuận lợi hơn cho thủ tục duyệt xét cấp chiếu khán sau sự qua đời của “thân nhân đủ tiêu chuẩn”.
Sở Di Trú nói rằng “Trong một số trường hợp nào đó, một người còn sống đang cư ngụ ngoài Hoa Kỳ vào thời điểm thân nhân đủ tiêu chuẩn qua đời, có thể yêu cầu “phục hồi (đơn bảo lãnh) vì lý do nhân đạo” nếu người này có tên trong đơn bảo lãnh đã được chấp thuận trước khi “thân nhân đủ tiêu chuẩn” qua đời”. Những người đang muốn hưởng những quyền lợi di trú của người được bảo lãnh còn sống theo điều luật 204 (l) hoặc xin phục hồi (đơn bảo lãnh) vì lý do nhân đạo vẫn cần phải nộp Đơn Bảo Trợ Tài Chánh (I-864), nhưng có thể được thực hiện từ người kế quyền bảo lãnh”.
Sở Di Trú hiểu rằng nhóm chữ “thân nhân đủ tiêu chuẩn” có thể là là Người bảo lãnh Hoặc là Đương Đơn Chính (tức Người Được Bảo Lãnh chính). Nói cách khác, nếu Đương Đơn Chính đã kết hôn hoặc là cha/mẹ độc thân, và người này qua đời, thì người hôn phối còn sống và những người con còn sống của Đương Đơn Chính sẽ vẫn hợp lệ để
xin chiếu khán di dân.
Đối với những người còn sống ở Việt Nam, Điều luật 204 (l) áp dụng cho bất cứ đơn bảo lãnh xin chiếu khán di dân đã được chấp thuận vào ngày hoặc sau ngày 28 tháng 10 năm 2009, mặc dù đơn bảo lãnh hoặc đơn xin chiếu khán được nộp trước ngày này.
Để xin phục hồi (đơn bảo lãnh đã được chấp thuận) vì lý do nhân đạo, hoặc đơn bảo lãnh đã bị bác bỏ vì “người thân đủ tiêu chuẩn” qua đời, người được bảo lãnh nên gửi thư yêu cầu phục hồi đơn bảo lãnh đến Sở Di Trú hoặc văn phòng di trú nào đã gửi giấy chấp thuận đơn bảo lãnh.
Đơn xin phải kèm theo bản sao giấy chấp thuận đơn bảo lãnh, giấy khai tử của người bảo lãnh (hoặc của người thân đủ tiêu chuẩn khác). Sở Di Trú cũng cần đơn Bảo Trợ Tài Chánh (I-864) từ người kế quyền bảo lãnh và bằng chứng những liên hệ của người kế quyền bảo lãnh với người được bảo lãnh.
Những liên hệ gia đình ở Hoa Kỳ là sự quan tâm chính trong việc xin “phục hồi (đơn bảo lãnh) vì lý do nhân đạo”. Tuy nhiên, không có những đòi hỏi quá khắt khe cho người được bảo lãnh phải trưng dẫn sự vô cùng khó khăn đối với người được bảo lãnh, hoặc đối với thân nhân đang sống ở Hoa Kỳ.
Chính vì những phức tạp trong ngôn từ
Di Trú và trong cách giải quyết của
Sở Di Trú, những người liên hệ trong điều luật này nên tham khảo với những văn phòng
tham vấn di trú tận tâm và chuyên nghiệp để được hướng dẫn đúng đắn.
Theo: chuyenvisamy