U.S. Investment
CÔNG TY ĐẦU TƯ MỸ - USI
Công ty TNHH Đầu Tư Mỹ
Hotline: 0909 39 69 99

Tin tức

Tin tức

Bảo lãnh và Visa di dân vào Mỹ – Câu hỏi thường gặp (P2)

Tiếp theo Visa di dân vào Mỹ (P1) chúng ta cùng tiếp tục với chủ đề này

Visa định cư mỹ , Bảo lãnh và Visa di dân vào Mỹ – Câu hỏi thường gặp (P2)
 
31. Tôi đã kết hôn với một công dân Mỹ và dự định di dân qua Mỹ. Tôi phải làm gì?

Nếu bạn đã kết hôn và có ý định qua Mỹ định cư thì người hôn phối công dân Mỹ phải nộp đơn I-130 cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ để nộp đơn bảo lãnh cho bạn theo diện người thân trực hệ.
 
32. Người hôn phu/hôn thê công dân Mỹ đang bảo lãnh cho tôi. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi kết hôn?
 
Nếu bạn muốn kết hôn tại Hoa Kỳ và ở lại định cư tại Hoa Kỳ sau khi kết hôn xong thì bạn cần phải xin visa diện hôn phu/hôn thê (Đơn bảo lãnh I-129F). Nếu bạn muốn kết hôn ngoài Hoa Kỳ rồi sau đó qua Hoa Kỳ định cư thì bạn cần phải xin visa di dân (Đơn bảo lãnh I-130).
 
33. Hôn phu/hôn thê của tôi và tôi sẽ không kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi họ nhập cảnh Hoa Kỳ. Họ có thể tiếp tục xin visa diện hôn phu/hôn thê không?
 
Không. Nếu hai người không kết hôn với nhau trong vòng 90 ngày sau khi họ nhập cảnh Hoa Kỳ, họ không thể tiếp tục tiến trình xin visa diện hôn phu/hôn thê.
 
34. Tôi có thể nộp đơn bảo lãnh diện hôn phu/hôn thê khi hôn phu/hôn thê của tôi đang ở Mỹ không?
 
Không. Đương đơn diện hôn phu/hôn thê phải xin visa K-1 ở Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở nước ngoài, bởi vì họ phải nhập cảnh vào Hoa Kỳ với visa đó.
 
35. Tôi có thể nhập cảnh vào Hoa Kỳ với visa diện hôn phu/hôn thê, kết hôn rồi sau đó rời Hoa Kỳ để đi hưởng tuần trăng mật không?
 
Sau khi kết hôn xong, bạn nên liên hệ với Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) để biết thêm thông tin. Nếu bạn rời Hoa Kỳ mà không xin phép USCIS để tái nhập cảnh Hoa Kỳ thì bạn sẽ cần phải nộp đơn xin visa di dân để có thể trở lại Hoa Kỳ. Bạn sẽ phải nộp cho USCIS đơn I-131 để xin Advance Parole (Thị thực nhân đạo được cấp trước).
 
36. Tôi nghe nói đến visa K-3. Visa K-3 là visa gì?
 
Visa K-3 (Người hôn phối) và visa K-4 (Con dưới 21 tuổi) là visa không di dân nhằm mục đích giúp người hôn phối của công dân Mỹ có đơn bảo lãnh I-130 đã nộp cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) nhưng chưa được chấp thuận nhập cảnh vào Hoa Kỳ với con dưới 21 tuổi trong lúc chờ đơn bảo lãnh được chấp thuận và chờ đơn xin visa di dân được xử lý.
 
37. Visa K-1 và visa K-3 khác nhau ra sao?
 
Visa K-1 được cấp cho người hôn phu/hôn thê của công dân Mỹ sẽ kết hôn trong nước Mỹ và sẽ nộp đơn xin thường trú sau khi kết hôn. Visa K-3 và visa K-4 được cấp cho người hôn phối (K-3) của công dân Mỹ có đơn bảo lãnh diện người thân trực hệ và cho những người con dưới 21 tuổi của họ (K-4). Visa K-3 và K-4 cho phép những đương đơn qua Mỹ ở trong lúc đơn bảo lãnh diện di dân đang được xử lý bởi Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) và cho phép họ nộp đơn xin visa di dân sau khi đơn bảo lãnh được USCIS chấp thuận.
 
38. Những ai hội đủ tiêu chuẩn để được cấp visa K-3?
 
Đó là hôn phối của công dân Mỹ và những người con dưới 21 tuổi của họ thừa hưởng đơn bảo lãnh diện người thân trực hệ đã nộp cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) và đang chờ đơn bảo lãnh được chấp lãnh và chờ được cấp visa di dân. Xin lưu ý rằng con của công dân Mỹ chỉ hội đủ điều kiện để cấp visa K-4 nếu họ không có quyền làm giấy bảo sanh lãnh sự ngoài nước và nếu cha hay mẹ của họ hội đủ tiêu chuẩn để được cấp visa K-3.
 
Visa định cư mỹ , Bảo lãnh và Visa di dân vào Mỹ, di trú Hoa Kỳ – Câu hỏi thường gặp39. Người con diện K-4 có bắt buộc phải là người thừa hưởng đơn bảo lãnh I-130 diện người thân trực hệ không?
 
Nếu người con dưới 21 tuổi sẽ nộp đơn xin visa diện K-4, người bảo lãnh không cần nộp đơn I-130 riêng cho trẻ trong diện người thân trực hệ. Tuy người bảo lãnh không bắt buộc phải nộp đơn I-130 riêng cho trẻ lúc ban đầu, nhưng sẽ phải nộp đơn I-130 riêng cho trẻ khi trẻ điều chỉnh tình trạng để trở thành thường trú nhân.
 
40. Tôi là công dân Mỹ. Con tôi không thể xin giấy bảo sanh lãnh sự ngoài nước. Vậy con tôi có thể nộp đơn xin visa K-4 không?
 
Con bạn chỉ có thể nộp đơn xin visa K-4 nếu người cha hay người mẹ nộp đơn xin visa K-3. Nếu không thì con bạn phải tiếp tục diện visa di dân.
 
41. Nếu tôi được bảo lãnh diện người thân trực hệ thì tôi hội đủ điều kiện xin visa K-3 phải không?
 
Không hẳn như vậy. Để có thể nộp đơn xin visa K-3, đơn bảo lãnh của bạn phải chưa được Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) chấp thuận.
 
42. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi bị từ chối visa di dân? Tôi có thể xin visa K-3 hay K-4 không?
 
Không. Nếu bạn đã nộp đơn xin visa di dân và đã bị từ chối thì bạn không hội đủ điều kiện xin visa diện K.
 
43. Tại sao nhân viên lãnh sự không lấy tất cả giấy tờ của tôi? Tôi có trình tất cả ở nơi cửa sổ.
 
Nhân viên lãnh sự sẽ thỉnh thoảng đưa giấy từ chối yêu cầu đương đơn nộp những giấy tờ mà đương đơn đã mang theo trong ngày phỏng vấn. Điều này xảy ra vì đương đơn cũng cần phải cũng cần phải cung cấp những thông tin khác mà đương đơn không có sẵn trong ngày phỏng vấn và nhân viên lãnh sự muốn duyệt xét tất cả cùng một lúc ở một thời điểm khác vì lý do hoặc là đương đơn gặp khó khăn trong việc tìm giấy tờ nhanh chóng hoặc là thông tin cung cấp ở dạng không thể lưu giữ ở Đại sứ quán hay Lãnh sự quán (thí dụ như một tập ảnh khổ lớn).
 
44. Tôi phảo làm gì để có thể theo dõi hồ sơ bị gửi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS)?
 
Hồ sơ bị gửi trờ lại cho USCIS sẽ được gửi trở lại cho văn phòng nơi đã nhận đơn bảo lãnh lúc ban đầu. Thông thường, một vài tháng sau ngày phỏng vấn, văn phòng đó sẽ liên hệ với người bảo lãnh. Thời gian chờ đợi có thể lâu hơn tùy theo số lượng hồ sơ tồn đọng. Lúc đó, người bảo lãnh sẽ được yêu cầu bổ sung thông tin cho USCIS. Sau khi hồ sơ bị gửi trở lại cho USCIS, Bộ phận di dân thuộc Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại SG sẽ không làm gì khác thêm cả.
 
45. Tại sao cuộc phỏng vấn của tôi quá ngắn? Nhân viên lãnh sự chỉ hỏi tôi một vài câu hỏi.
 
Nhân viên lãnh sự được tham khảo nhiều thông tin liên quan đến mỗi hồ sơ ngay trước khi đương đơn đến trình diện tại cửa sổ. Thông tin thâu lượm được trong cuộc phỏng vấn chỉ là một phần của những chứng từ được xem xét bởi mỗi nhân viên lãnh sự. Do thời gian eo hẹp, cuộc phỏng vấn phải diễn ra một cách mau chóng. Do đó, nhân viên lãnh sự được huấn luyện để chỉ đặt những câu hỏi mà họ cảm thấy thích hợp trực tiếp cho quyết định cấp visa của họ hay không.
 
46. Tôi được nhân viên lãnh sự cho biết tôi không đủ điều kiện để được cấp visa do lý do tôi có thể là gánh nặng xã hội, nhưng lợi tức của người bảo lãnh / người đồng bảo trợ của tôi trên bảng qui định mức độ nghèo khó. Tại sao tôi không đủ tiêu chuẩn?
 
Luật ủy thác cho nhân viên lãnh sự xem xét toàn bộ hoàn cảnh khi quyết định một đương đơn không hội đủ điều kiện để được cấp visa vì lý do có thể là gánh nặng xã hội. Lợi tức chỉ là một trong những tiêu chuẩn mà nhân viên lãnh sự phải xem xét. Những tiêu chuẩn khác bao gồm sức khỏe, tuổi tác, trình độ giáo dục, kinh nghiệm việc làm, khả năng ngoại ngữ và hoàn cảnh gia đình của đương đơn. Do đó, không có điều gì lạ lùng khi có những đương đơn bị từ chối visa mặc dù lợi tức của người bảo lãnh trên bảng qui định mức độ nghèo khó. Để có thể khắc phục được vấn đề này, đương đơn có thể hoặc là tìm một người đồng bảo trợ đáng tin cậy với đủ lợi tức và tài sản hoặc là chứng minh rằng tình trạng tài chánh đã thay đổi kể từ ngày phỏng vấn.
 
47. Hộ chiếu có dấu visa còn hiệu lực của tôi đã hết hạn. Tôi đã đổi hộ chiếu mới. Tôi có cần xin lại visa không?
 
Nếu hộ chiếu có dấu visa của bạn đã hết hạn, visa trên hộ chiếu cũ vẫn còn có thể sử dụng được. Bạn phải trình cả hộ chiếu cũ lẫn hộ chiếu mới ở cửa khẩu.
 
Xin lưu ý là nếu lúc hủy hộ chiếu cũ, Cục quản lý xuất nhập cảnh vô ý làm hư visa di dân, visa đó sẽ không còn hiệu lực và không thể sử dụng để nhập cảnh vào Mỹ. Trong trường hợp này, xin bạn mang hộ chiếu và visa của bạn lại Lãnh sự quán với một lá thư giải thích bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Mặc dù sẽ không có vấn đề gì trong việc cấp lại visa, nhưng bạn có thể bị đóng lại lệ phí visa.
 
48. Người hôn phối hay/và cha mẹ của tôi đã di dân qua Mỹ. Tôi có tên trong đơn bảo lãnh, nhưng tôi chọn ở lại Việt Nam. Làm thế nào để tôi biết tôi có thể đi theo qua sau không?
 
Người hôn phối và con độc thân của một người đã di dân qua Mỹ trước đó có thể được quyền xin visa di dân sau. Nếu bạn muốn biết bạn có đủ tiêu chuẩn để theo qua sau không, xin bạn gửi bản sao của thẻ thường trú nhân, của mẫu I-551 hay của những trang hộ chiếu của đương đơn chính có ghi ngày đương đơn chính nhập cảnh vào Mỹ với tư cách người di dân. Xin bạn gửi cả bản sao giấy khai sinh hay/và giấy kết hôn. Tất cả những giấy tờ đó phải kèm với đơn xin ghi rõ tên họ, địa chỉ và số điện thoại của những đương đơn. Sau khi quyết định rằng bạn đủ điều kiện theo qua sau, Bộ phận thị thực di dân sẽ liên hệ với bạn và hướng dẫn bạn cách xin visa.
 
49. Tôi có một hồ sơ bảo lãnh cho tôi. Bây giờ tôi có con. Tôi có thể thêm tên con tôi trong hồ sơ không? Tôi phải làm gì nếu tôi sanh con sau khi được cấp visa di dân?
 
Nếu cha hay mẹ của trẻ là công dân Mỹ, trẻ có thể xin giấy bảo sanh lãnh sự ngoài nước. Nếu trẻ không thể xin giấy bảo sanh lãnh sự ngoài nước, trẻ có thể được hưởng qui chế đi kèm trong hồ sơ bảo lãnh của bạn. Bạn phải thông báo cho National Visa Center hay cho Bộ phận thị thực di dân tùy theo hồ sơ của bạn còn ở National Visa Center hay đã chuyển cho Lãnh sự quán.
 
Trẻ sanh sau ngày cấp visa có thể theo cha mẹ vào Mỹ không cần visa. Để theo cha mẹ với visa của cha mẹ, trẻ là người không thể xin giấy bảo sanh lãnh sự ngoài nước và cả đương đơn có visa lẫn trẻ phải đi cùng nhau trong thời gian hiệu lực của visa. Bạn cần chuẩn bị để nộp cho nhân viên di trú ở cửa khẩu khai sanh của trẻ có ghi tên họ cha mẹ (cùng với bản dịch tiếng Anh). Bạn cũng phải có hộ chiếu của trẻ.
 
50. Điều gì sẽ xảy ra nếu người bảo lãnh qua đời trước khi người được bảo lãnh chính nhập cảnh vào Mỹ?
 
Nếu người bảo lãnh qua đời trước khi đương đơn chính nhập cảnh vào Mỹ thì đơn bảo lãnh sẽ bị thu hồi một cách tự động chiếu theo điều 8 CFR 205.1(a)(3). Điều này có nghĩa là nhân viên lãnh sự sẽ không thể cấp visa cho bất kỳ đương đơn nào có tên trong đơn bảo lãnh và sẽ phải gởi đơn bảo lãnh về cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS).
 
Nếu có những lý do nhân đạo có sức thuyết phục, nhân viên lãnh sự có thể đề nghị với USCIS cho phục hồi lại hồ sơ. Cách thứ hai là đương đơn liên hệ trực tiếp với văn phòng USCIS nơi đã chấp thuận đơn bảo lãnh để xin cho phục hồi lại hồ sơ vì lý do nhân đạo. Nếu USCIS phục hồi lại hồ sơ, nhân viên lãnh sự sẽ liên hệ với đương đơn sau đó.
 
51. Điều gì sẽ xảy ra nếu người bảo lãnh qua đời sau khi người được bảo lãnh chính đã nhập cảnh vào Mỹ?
 
Việc những đương đơn đi kèm hội đủ tiêu chuẩn hay không để xin qua Mỹ với đương đơn chính đã trở thành thường trú nhân dựa trên qui chế thường trú nhân hợp pháp của đương đơn chính chứ không dựa trên tình trạng của người bảo lãnh. Do đó, nếu người bảo lãnh qua đời sau khi đương đơn chính đã trở thành thường trú nhân và có một hay những đương đơn phụ làm đơn xin qua Mỹ với đương đơn chính, thì những đương đơn phụ đó vẫn duy trì được tiêu chuẩn để qua Mỹ với đương đơn chính.
 
52. Chuyện gì sẽ xảy ra cho hồ sơ của những đương đơn phụ nếu đương đơn chính qua đời?
 
Nếu người được bảo lãnh chính qua đời ở bất cứ thời điểm nào trước khi những đương đơn phụ di dân qua Mỹ thì nhân viên lãnh sự sẽ không thể nào cấp visa cho những đương đơn phụ. Việc xin phục hồi nhân đạo không áp dụng trong trường hợp này.
 
53. Sau khi được cấp visa, tôi có bao nhiêu thời gian để nhập cảnh vào Mỹ?
 
Thông thường, thời gian hiệu lực của visa diện di dân hay diện hôn phu/hôn thê là 6 tháng. Bạn có 6 tháng để nhập cảnh vào Mỹ kể từ ngày được cấp visa. Những đương đơn diện K-3 được cấp visa có hiệu lực trong vòng hai năm.
 
54. Nếu tôi không đi qua Mỹ được trong thời gian hiệu lực của visa, tôi sẽ phải làm gì?
 
Bạn phải gửi trả lại visa không dùng đến cho Bộ phận di dân kèm theo một lá thư giải thích lý do tại sao bạn không đi được. Tùy theo lý do, Lãnh sự quán có thể cấp lại visa khác cho bạn sau khi bạn trả lệ phí cho visa mới.
 
55. Visa của tôi sắp hết hạn. Tôi phải làm gì?
 
Nếu bạn không thể đi qua Mỹ trong thời gian hiệu lực của visa, bạn phải gửi trả lại visa không dùng đến cho Bộ phận di dân kèm theo một lá thư giải thích lý do tại sao bạn không đi được. Tùy theo lý do, Lãnh sự quán có thể cấp lại visa khác cho bạn sau khi bạn trả lệ phí cho visa mới.
 
56. Tôi có thể mang bao nhiêu tiền vào Mỹ?
 
Không có giới hạn về số tiền mà bạn có thể mang vào Mỹ. Tuy nhiên, nếu bạn mang vào Mỹ số tiền trên 10,000 $ US dưới dạng tiền mặt, chi phiếu của người du lịch (Travelers checks) hay những phương tiện có thể đổi thành tiền, bạn phải khai báo lúc nhập cảnh vào Mỹ hay lúc rời khỏi Mỹ.
 
57. Tôi sẽ trả tiền thuế hải quan trên các đồ dùng trong gia đình khi tôi dọn qua Mỹ không?
 
Những đồ dùng trong gia đình mà người di dân sở hữu trên một năm cũng như những đồ dùng cá nhân không chứa đồ bị cấm như súng và thuốc có thể nhập cảnh vào Mỹ không bị thuế. Thuốc lá và rượu chỉ có thể mang rất giới hạn số lượng vào Mỹ không bị đóng thuế. Muốn biết thêm chi tiết, bạn có thể vào trang Web của Hải quan Mỹ.

Theo: Việt Di Trú

Bạn cần biết thêm chi tiết? Vui lòng ĐẶT CÂU HỎI, hoặc liên lạc trực tiếp với chúng tôi qua hotline +84 (0) 909 39 69 99 để được tư vấn.