U.S. Investment
CÔNG TY ĐẦU TƯ MỸ - USI
Công ty TNHH Đầu Tư Mỹ
Hotline: 0909 39 69 99

Tin tức

Tin tức

Số chiếu khán cấp tại Việt Nam năm 2017

Trong năm 2017, số chiếu khán (visa) được cấp cho hầu hết các nước đều giảm hơn năm 2016. Ðiều này trùng hợp khi ông Trump đắc cử Tổng thống. Trên thực tế, đơn xin chiếu khán được nộp cho Sở di trú lâu hơn trước khi ông Trump làm Tổng thống.

Trên toàn thế giới trong năm 2017, tổng cộng có 466,000 chiếu khán di dân được cấp. Trong số này có 254,000 chiếu khán được cấp cho diện bảo lãnh trực hệ, gồm có cha mẹ, vợ chồng và con nhỏ của các công dân Hoa Kỳ. Số chiếu khán dành cho diện bảo lãnh theo thứ tự ưu tiên F2, F3 và F4 là 212,000.
 
Trong năm 2016, có 530,000 chiếu khán di dân được cấp trên toàn thế giới, nhiều hơn 64,000 chiếu khán so với năm 2017.

Có nhiều lý do tại sao số chiếu khán lại giảm trong năm 2017. Với hai diện bảo lãnh F3 và F4, các đương đơn đã phải chờ đợi trên 10 năm. Tại một vài nước khác (như Philippines, Ấn Ðộ và Mexico) thời gian chờ đợi kéo dài trên 20 năm. Trong những gia đình này, người chờ đợi đôi khi quá mệt mỏi và quyết định không đi Mỹ nữa. Trong các hồ sơ khác, thời gian kéo dài có thể đưa đến việc người bảo lãnh hoặc người được bảo lãnh qua đời.
 
Trong năm 2017, Tòa Lãnh sự ở Sài Gòn đã cấp khoảng 10,000 chiếu khán cho các hồ sơ bảo lãnh trực hệ, và khoảng 18,000 chiếu khán cho các diện bảo lãnh theo thứ tự ưu tiên. Tổng số chiếu khán cấp năm 2017 ít hơn 4,000 chiếu khán so với năm 2016.

đơn xin chiếu khán được nộp cho Sở di trú lâu hơn trước khi ông Trump làm Tổng thống.
 
Trong 10 năm qua, Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn đã cấp 252,000 chiếu khán di dân, với tỷ lệ trung bình là 25,000 chiếu khán mỗi năm. Số chiếu khán được cấp nhiều nhất là 32,400 chiếu khán trong năm 2016.
 
Các diện xin chiếu khán đầu tư EB5, diện phục vụ tôn giáo và các chiếu khán xin làm việc chiếm tổng cộng 665 chiếu khán trong năm 2017.
 
Ông Lee Francis Cissna, tân giám đốc Sở di trú USCIS, nói rằng Sở di trú không có kế hoạch thay đổi phương cách cấp chiếu khán cho diện bảo lãnh gia đình. Ông cũng nói rằng không có kế hoạch nào giới hạn cấp chiếu khán cho cho diện bảo lãnh thân nhân trực hệ và nhấn mạnh rằng sự chấp thuận đơn xin chiếu khán và đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ nói chung vẫn cao.
 
Hoa Kỳ đã phát triển trong tinh thần đa văn hóa, trong cộng đồng đa dân tộc. Ðất nước Hoa Kỳ sẽ tiếp tục vươn lên và trở thành đa chủng tộc nhiều hơn.
 
Thống kê Hoa Kỳ đầu tiên trong năm 1790 cho biết 3 triệu 900 ngàn người sống trong một nước Hoa Kỳ mới toanh: có gần 3 triệu 200 ngàn người da trắng và khoảng 760,000 người da đen, hầu hết bị làm nô lệ. Vào năm 1960, dân số Hoa Kỳ tăng lên 178 triệu người – có khoảng 89% là người da trắng, 11% người da đen, với một tỷ lệ nhỏ gồm những sắc dân khác như người Hoa Kỳ bản xứ (dân da đỏ), người Châu Á và người sinh ra ở các quần đảo Thái Bình Dương. Vào thời đó, không có thống kê riêng nói về số người nói tiếng Tây Ban Nha.
 
Trước năm 1965, chỉ có 3.5% người Mỹ gốc Phi Châu có bằng cử nhân, nhưng đến năm 2015, con số này lên 22.5%. Trong cộng đồng Châu Á, số người có bằng cử nhân tăng từ 11% lên 54%. Và trong số dân nói tiếng Tây Ban Nha, chỉ số tăng từ 8% trong năm 1980 đã tăng lên 16% trong năm 2015.
 
Trong khi đó, số doanh vụ thương mại do người da đen, người Châu Á và những người nói tiếng Tây Ban Nha làm chủ tăng rất đều.
 
Người di dân tiếp tục đến Hoa Kỳ với số lượng lớn. Năm 1960, chỉ có 9 triệu 700 ngàn di dân sống ở Hoa Kỳ, chiếm 5.4% tổng dân số. Nhưng đến năm 2015, số di dân tại Hoa Kỳ đã vượt lên con số kỷ lục là 43 triệu 200 ngàn người, chiếm 13.4% tổng dân số tại Hoa Kỳ.
 
Trong Thống kê dân số năm 2010 đã ghi hơn 60 sắc dân trong bản liệt kê để người dân tự chọn.
 
Trong khi dân số thay đổi, gia đình chúng ta cũng vậy. Trong năm 1967, chỉ có 3% cặp vợ chồng có một người phối ngẫu khác sắc tộc hoặc chủng tộc. Năm mươi năm sau, 10% cặp kết hôn, có một người  phối ngẫu khác dân tộc.
 
Ngày càng có nhiều người kết hôn với người mình yêu, dù là đồng tính hay khác tính. Trong năm 2004,  Massachusetts là tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
 
Lãnh đạo của chúng ta cũng thay đổi. Gần 20% thành viên của quốc hội hiện nay trong Thượng viện và Hạ viện là sắc dân thiểu số. Ðiều này đã biến quốc hội trở thành một quốc hội có nhiều thành phần chủng tộc khác nhau nhất trong lịch sử. Và nhóm sắc dân thiểu số chiếm 34% số thành viên mới trong cả hai viện. Và dĩ nhiên, cử tri Hoa Kỳ trong năm 2008 đã chọn ông Barack Obama trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên.
 
Ðiều chắc chắn là chúng sẽ vẫn tiếp tục thay đổi. Vào năm 2065, người da trắng sẽ chỉ còn 46% trong tổng số dân  và không có sắc dân hoặc chủng tộc nào sẽ là đa số. Những người nói tiếng Tây Ban Nha sẽ chiếm 24% tổng số dân. Người Châu Á sẽ chiếm 14%. Người da đen sẽ là 13%. Người Châu Á sẽ thay thế cộng đồng dân chúng nói tiếng Tây Ban Nha để trở thành dân số sinh đẻ ở ngoại quốc đông đảo nhất.

Lê Minh Hải - Báo Trẻ Online


Bạn cần biết thêm chi tiết? Vui lòng ĐẶT CÂU HỎI, hoặc liên lạc trực tiếp với chúng tôi qua hotline +84 (0) 909 39 69 99 để được tư vấn.