Người gốc Việt phải có ý kiến với dự luật di trú
Đầu tư mỹ - Cộng đồng người gốc Việt đang lớn mạnh trên khắp
nước Mỹ, một phần vì họ vẫn tiếp tục bảo lãnh thân nhân từ Việt Nam. Bất hạnh thay,
luật cải tổ di trú được Thượng Viện thông qua hồi Tháng Bảy có nguy cơ cắt bớt số di dân từ Việt Nam xuống còn phân nửa, giảm đi những đóng góp của di dân gốc Việt cùng người của các nước khác đối với đất nước này.
Theo Bộ Nội An, trong năm 2008, phân nửa số di dân từ Việt Nam đến Hoa Kỳ theo diện “
bảo lãnh gia đình” gồm anh chị em ruột hoặc con cái tuổi trưởng thành cũng như đã có gia đình.
(Ảnh: minh họa)
Cộng đồng gốc Việt hiện có ít nhất 1.7 triệu người, chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi
luật di dân của Hoa Kỳ. Vào cuối thập niên 1970, khi dân tị nạn bắt đầu ồ ạt tràn sang trong bối cảnh cuộc chiến Việt Nam, Mỹ chưa có
luật di dân chính thức và còn dựa vào ngân quỹ tạm thời cùng sự phối trí không theo thể thức nhất định. Đạo luật Refugee Act of 1980 là câu trả lời cho sự ra đi ồ ạt này và đánh dấu sự khởi đầu của hệ thống tái
định cư dân tị nạn hiện thời. Khoảng nửa triệu
người Việt đến Mỹ với tính cách tị nạn kể từ khi văn phòng Office of Refugee Resettlement bắt đầu đếm đầu người vào năm 1983, trong khi đã có hàng ngàn người qua trước đó.
Ngày nay,
cộng đồng gốc Việt tiếp tục chịu ảnh hưởng lớn lao đối với luật
di trú, và những đề nghị ở Quốc Hội hiện thời sẽ khiến cho việc đoàn tụ các gia đình người gốc Việt trở nên khó khăn trầm trọng.
Luật cải tổ di trú của Thượng Viện bảo vệ nhiều hơn đối với người tị nạn và di dân gặp tình huống nguy hiểm, cải tiến việc che chở công nhân, đồng thời mở lối vào quốc tịch cho di dân bất hợp pháp (mặc dù việc này kéo dài và tốn kém). Đáng tiếc thay, kết quả của bộ luật này lại mang đến lợi bất cập hại đối với
cộng đồng gốc Việt.
Sự tranh cãi ở Quốc Hội về lượng di dân trong tương lai thường quan niệm sai lầm rằng, chiếu khán bảo lãnh anh em ruột là nguồn gốc cho phép di dân thiếu kỷ năng chuyên môn tuồn vào Hoa Kỳ, khiến trở thành gánh nặng, làm cạn bớt nguồn ngân quỹ quốc gia. Nhưng đúng ra các gia đình di dân xưa nay là động cơ của ngành kinh doanh và
tăng trưởng kinh tế trong nước. Bà Diane Dang ở quận Cam từng được bảo lãnh đến Mỹ vào năm 1987 theo diện anh em ruột. Từng kinh doanh tiệm bánh cùng với gia đình ở Nha Trang trong nhiều năm, sang đây, bà Dang quyết định cùng chồng mở tiệm bánh Brodard Bakery với số vốn đáng kể, cộng với nhiều may rủi. Vượt qua mọi rủi ro, nay bà Dang đang làm chủ ba trong số những nhà hàng thành công nhất ở quận Cam. Bà Dang đã đóng góp rất nhiều vào nền kinh tế và xã hội của miền Nam California, tạo thêm công ăn việc làm và
đầu tư vào cộng đồng qua việc hiến tặng cho quỹ từ thiện.
Bộ luật
di trú của Thượng Viện sẽ lấy mất cơ hội đối với những người như bà Dang vì không còn được nhập vào Mỹ theo diện bảo lãnh anh chị em. Những đề nghị gần đây ở Hạ Viện còn tai hại hơn nữa, vì chúng không những hủy bỏ việc bảo lãnh anh chị em ruột hoặc con cái tuổi trưởng thành cũng như đã có gia đình, mà còn luôn cả đối với những đơn đã được chấp thuận và đang trong tình trạng chờ đợi. Nói về quốc gia có số người đang chờ được nhập vào Hoa Kỳ theo diện bảo lãnh gia đình mà đơn đã được chấp thuận, thì Việt Nam đứng hàng thứ tư trên thế giới, với con số 200,000 người. Những gia đình này và còn hằng ngàn nữa trong tương lai sẽ mất cơ hội đoàn tụ với người thân.
Tệ hại hơn, đề nghị
luật cải tổ di dân hiện nay còn phân ly thêm nhiều gia đình đang sống ở Mỹ, vì qui định mức tội phạm được xét rộng hơn, để có thể bị trục xuất về Việt Nam. Theo luật sư Tin Thanh Nguyen có trụ sở đặt tại Charlotte, ít người gốc Việt ý thức được rằng người có thẻ thường trú hay Green Card không bảo đảm tránh khỏi bị trục xuất về nước. Thực vậy, một người dù đến Mỹ như là một người tị nạn hay trẻ vị thành niên, họ vẫn có thể bị đuổi ra khỏi Hoa Kỳ vì những tội tiểu hình như trộm đồ trong siêu thị hay gian lận phiếu thực phẩm food stamp.
Hoa Kỳ và Việt Nam không có thỏa ước dẫn độ mãi cho đến năm 2008. Từ đó Việt Nam thỏa thuận nhận về nước những người bị Hoa Kỳ trục xuất từng đến Mỹ sau năm 1995. Tuy nhiên, người sang Mỹ trước năm đó vẫn có thể bị lệnh trục xuất. Họ có thể lưu lại Hoa Kỳ nếu Việt Nam từ chối họ nhưng thẻ thường trú của họ bị thu hồi, khiến họ vĩnh viễn sống cuộc đời không có tình trạng pháp lý ở Mỹ cũng như bất kỳ nước nào khác.
Đây là trường hợp thân chủ của ông Nguyễn, tạm gọi tên là ông Trần. Năm 1994, ông Trần đến Mỹ theo diện HO khi mới 24 tuổi và được cấp
Thẻ Xanh. Năm 1998, ông Trần bị truy tố tội liên quan đến ma túy ở South Carolina và nhận có tội, mặc dù luật sư cho ông biết làm vậy ông sẽ bị trục xuất. Sau khi thọ án xong, ông Trần tiếp tục cuộc sống, nghĩ rằng mình đã trả xong món nợ về lỗi lầm của mình đối với xã hội. Sau đó ông Trần cưới vợ ở Việt Nam và nộp đơn bảo lãnh cho vợ qua Mỹ. Để tiến trình bảo lãnh được nhanh chóng, năm 2002, ông nộp đơn xin vào quốc tịch. Đơn của ông Trần bị từ chối vì thành tích phạm pháp trong quá khứ đó, đồng thời lập tức bị đặt vào tiến trình chờ bị trục xuất. Cuối cùng vào năm 2007, ông được lệnh trục xuất về Việt Nam. Ông Trần mướn luật sư chống lại quyết định này nhưng không thành công. Đồng thời tiểu bang South Carolina giải tội cho bản án ông phạm phải vào năm 1998, nhưng theo luật lệ di trú cứng ngắt của Hoa Kỳ, một quan tòa không thể xét đến điều này hay bất kỳ yếu tố nào khác khi quyết định về việc trục xuất ông Trần, có nghĩa rằng đây là luật bắt buộc và không thể đảo ngược được. Việt Nam không thể để ông bị đẩy về nước vì ông đến Mỹ trước năm 1995, trong khi đó ông bị lấy lại
Thẻ Xanh. Ông không thể đoàn tụ với vợ, kể cả mất việc nơi ông từng làm trong 12 năm. Nay ông phải vĩnh viễn sống trong tình trạng bấp bênh, không còn được đất nước nơi ông gọi là quê hương trong gần 20 năm, và cũng không thể đi đâu ra khỏi Hoa Kỳ.
Người gốc Việt sang đây vì sự bình đẳng, công bằng và công lý, được luật pháp che chở. Đáng tiếc thay, bộ
luật cải tổ di trú đang được duyệt xét sẽ dẫn đến việc hằng ngàn người từng thi hành án xong qua hệ thống tư pháp hình sự, sẽ bị trả về Việt Nam mà không có sự xét lại của một quan tòa, bất kể hình phạt đó gây nên sự phân ly vĩnh viễn với gia đình và cộng đồng, hình phạt được xem là hết sức nặng so với tội phạm phải.
Nay là lúc mà cộng đồng người Mỹ gốc Việt phải dấn thân vào vấn đề cải tổ
di trú. Cộng đồng từng được lợi rất nhiều từ các chính sách di trú công minh trong quá khứ, từ đó xây dựng gia đình và doanh nghiệp, để rồi đền đáp lại cho đất nước này qua vô số hình thức. Nhưng giờ đây, khi hai viện Quốc Hội đang sắp sửa tiến tới việc thông qua một bộ
luật di trú, vốn hầu như lấy mất cơ hội đoàn tụ gia đình, đồng thời gây phân ly hơn nữa đối với các gia đình hiện có nơi đây. Người gốc Việt phải đứng lên và biểu tỏ sự không chấp thuận.
Cuộc di dân từ Việt Nam hình thành sâu đậm
luật di trú có cách đây 33 năm, và nay người gốc Việt có cơ hội để cho tiếng nói mình được Capitol Hill lắng nghe. Gia đình là nền tảng giá trị của cả người Mỹ lẫn người Việt, chúng ta phải làm sao để điều này phản ảnh trong bộ
luật di trú của chúng ta.
Tác giả: Mari Quenemoen
Chuyển ngữ: Triệu Phong / Nguồn: Người Việt Online